
Từ lâu thờ cúng Thần Tài Thổ Địa là một trong những nét đẹp tín ngưỡng trong văn hóa của người Việt. Việc làm này thể hiện lòng thành kính với các vị bề trên, thần linh cũng như mong muốn gia đình gặp những điều tốt lành, may mắn trong năm mới.
1. Ông Địa, Thần Tài là ai?
Ông Địa hay còn có tên gọi khác là Thổ Công là một trong hai vị Thần (cùng với Thần Tài) được nhiều gia đình Việt Nam thờ cúng. Ông Địa là vị Thần trông coi mảnh đất của các gia đình đang sinh hoạt. Ông Địa thường xuất hiện nhiều trong tín ngưỡng dân gian với hình ảnh một ông lão với chiếc bụng to, trên tay cầm quạt với khuôn mặt phúc hậu, hiền lành.
Thần Tài là vị Thần có trách nhiệm trông coi và đem đến sự may mắn về mặt tài chính đến cho các gia đình. Thần Tài là ông lão có râu tóc bạc phơ, gương mặt phúc hậu và trên tay cầm thỏi vàng.
2. Thờ cúng Thần Tài, Thổ Địa có ý nghĩa gì?
Người Việt Nam quan niệm, hằng tháng cứ đến ngày mùng 1 hay ngày rằm các gia đình thường có tập tục làm lễ cúng Thần Tài, Thổ Địa để xin gia đình được khỏe mạnh, bình an, may mắn và thuận buồm xuôi gió về tiền tài.
Đối với các gia đình buôn bán, làm ăn kinh doanh thì cúng Thần Tài, Thổ Địa thường được tổ chức hằng tháng hoặc hằng năm tùy vào tín ngưỡng của họ.
3. Cúng ông Địa Thần Tài cần chuẩn bị những gì?
Thông thường, lễ cúng ông Địa Thần Tài thường là lễ cúng chay bao gồm các vật phẩm như:
- Bình hoa tươi
- Trầu cau
- Hương
- Tiền vàng mã
- Trái cây
Thế nhưng, các gia đình cũng có thể chuẩn bị thêm mâm lễ mặn nếu muốn. Mâm cúng Thần Tài Thổ Địa lễ mặn thường có các món như:
- Thịt gà luộc
- Đĩa xôi
- Rượu
- Khoanh giò
4. Văn khấn Thần Tài, Thổ Địa đầy đủ, chính xác nhất
.png)
Bình luận