
Theo phong tục truyền thống của người Việt, mùng 1 Tết các gia đình thường làm mâm cơm cúng và khấn vái tổ tiên, thần linh, cầu mong một năm mới bình an.

Ý nghĩa ngày mùng 1 Tết
Mùng 1 Tết Nguyên đán có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tâm thức người Việt.
Trong buổi sáng đầu tiên của năm mới, các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cơm cúng đủ đầy để dâng lên gia tiên, với tất cả lòng thành kính, cầu mong một năm mới bình an, may mắn.
Thông thường, theo đúng phong tục truyền thống của người Việt, gia đình nào cũng chú trọng và chuẩn bị cầu kỳ, chu đáo mâm cỗ này.
Mâm cỗ cúng mùng 1 Tết Nguyên đán cần chuẩn bị những gì?
Mỗi gia đình Việt Nam có thể tùy biến mâm cúng mùng 1 Tết phù hợp với truyền thống và khả năng tài chính. Quan trọng hơn cả là tấm lòng hướng về tổ tiên và không khí quây quần bên nhau ngày Tết.
Tuy nhiên, một mâm cúng tổng quát thường bao gồm: Hoa quả tươi, thực phẩm cúng và nước uống (trà xanh, rượu trắng, hoặc nước ngọt).
Hoa quả tươi có thể là hoa cúc hoặc hoa lay ơn. Đây là hai loại hoa thường được chọn để thắp hương. Hoa quả đặt trong bình sạch đẹp, bày trí trang nhã.
Mâm ngũ quả tượng trưng cho ngũ hành: Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ nên gồm chuối, bưởi, cam, quít, đào, hoặc xoài (tùy theo vùng miền).
Mâm cỗ mặn hoặc chay với các món Tết như: Xôi, gà, bánh chưng, canh bóng...
Người ta thường kiêng sát sinh vào sáng mùng 1 Tết nên gà cúng của buổi sáng thường được làm thịt từ tối hôm trước.
Sau khi mâm cúng mùng 1 Tết đã được sửa soạn tươm tất, chủ nhà bưng lên bàn thờ, rồi tiếp theo lần lượt những người trong nhà ra trước bàn thờ vái lậy tổ tiên để tỏ lòng thành kính.
Các bữa còn lại trong 3 ngày Tết tùy theo gia chủ và điều kiện gia đình mà chuẩn bị để cúng tổ tiên. Các ngày này mâm cỗ không bắt buộc phải đầy đủ như ngày mùng 1. Thông thường chỉ cần cúng bánh chưng, giò và các loại bánh mứt, kẹo.
Ngoài ra, trên bàn thờ, ngọn đèn thờ đỏ lửa liên tục trong 3 ngày Tết cùng với hương hoa thơm ngát sẽ tạo không khí Tết thêm đầm ấm, sum vầy...
Tục lễ chùa ngày mùng 1 Tết
Người Việt có thói quen đi lễ chùa vào những ngày đầu năm mới, ngày rằm, mùng 1 âm lịch để cầu bình an, may mắn cho bản thân và gia đình. Bên cạnh đó, lễ chùa còn là dịp để mọi người vãn cảnh, tìm lại sự thảnh thơi, bình an trong tâm hồn sau những bộn bề của cuộc sống.
- Khi đi lễ chùa chỉ nên sắm các lễ chay như: hương, hoa tươi, các loại quả, oản, xôi, chè...
- Trên hương án của chính điện tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa chỉ được dâng đặt lễ chay tịnh, không đặt lễ mặn, không đặt tiền vàng mã (vàng mã đặt bên Ban Mẫu, Tứ Phủ, hoặc Đền, Điện, Phủ...).
- Không nên đặt tiền thật trên các ban thờ mà nên bỏ vào hòm công đức.
- Không đi thẳng vào cửa chính Tam bảo mà phải vào cửa bên tay phải trước, lễ xong ra cửa bên tay trái.
- Lễ xong không mang đồ lễ về mà nên gửi lại nhà chùa để dâng cho các thầy trụ trì, các ni, tăng trong chùa. Nếu muốn mang về thì nên khấn xin chư Phật, chư Bồ tát cho phép chúng con xin phép Tam bảo được hạ lộc và để người trần gian chúng con hưởng chút lộc này giúp thân tâm an lạc, mạnh khoẻ, gia chung trên dưới thuận hoà, an khang thịnh vượng.
Dưới đây là một số bài văn khấn ngày mùng 1 Tết qua sưu tầm theo
phong tục, tín ngưỡng truyền thống của Việt Nam
Văn khấn thần linh trong nhà mùng 1 Tết
(Trích theo sách Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin)
Văn khấn tổ tiên mùng 1 ết
(Trích theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin)
Văn khấn tại chùa ngày mùng 1 Tết
Người Việt có thói quen đi lễ chùa vào những ngày đầu năm mới, ngày rằm, mùng Một âm lịch để cầu bình an, may mắn cho bản thân và gia đình. Bên cạnh đó, lễ chùa còn là dịp để mọi người vãn cảnh, tìm lại sự thảnh thơi, bình an trong tâm hồn sau những bộn bề của cuộc sống.
- Khi đi lễ chùa chỉ nên sắm các lễ chay như: hương, hoa tươi, các loại quả, oản, xôi, chè...
- Trên hương án của chính điện tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa chỉ được dâng đặt lễ chay tịnh, không đặt lễ mặn, không đặt tiền vàng mã ( vàng mã đặt bên Ban Mẫu, Tứ Phủ, hoặc Đền, Điện, Phủ..)
- Không nên đặt tiền thật trên các ban thờ mà nên bỏ vào hòm công đức.
- Không đi thẳng vào cửa chính Tam bảo mà phải vào cửa bên tay phải trước, lễ xong ra cửa bên tay trái.
- Lễ xong không mang đồ lễ về mà nên gửi lại nhà chùa để dâng cho các thầy trụ trì, các ni, tăng trong chùa. Nếu muốn mang về thì nên khấn xin chư Phật, chư Bồ tát cho phép chúng con xin phép Tam bảo được hạ lộc và để người trần gian chúng con hưởng chút lộc này giúp thân tâm an lạc, mạnh khoẻ, gia chung trên dưới thuận hoà, an khang thịnh vượng.
Văn khấn tại chùa:
Bình luận