Hữu duyên

0964 016 498

Tài Khoản

Văn Khấn Lễ Quan Thế Âm Bồ Tát - Phật Bà Quan Âm

Theo quan niệm xa xưa, vào những ngày lễ Tết, rằm,... các gia đình Việt thường đến các ngôi chùa để cầu bình an, hạnh phúc. Trong đó, lễ Quan Thế Âm Bồ Tát thường được nhiều người quan tâm.

1. Đôi nét về Quan Thế Âm Bồ Tát

Quan Thế Âm Bồ Tát là 1 trong 4 vị Bồ Tát có vai trò quan trọng trong Phật giáo Đại Thừa. Trong tiếng Phạn, Ngài được gọi là Avalokitévara, có nghĩa là vị Bồ Tát quan sát và lắng nghe âm thanh của những đau khổ chúng sinh trên thế gian mà sẵn sàng cứu khổ, cứu nạn.

Theo Kinh Bi Hoa, Ngài vốn là Thái tử Bất Huyền, con của vua Vô Tránh Niệm, trong thời của Đức Phật Bảo Tạng Như Lai. Vua Vô Tránh Niệm hết lòng sùng bái đạo Phật, Thái tử tin nghe theo Vua cha mà thành tâm nguyện cầu cả đời quán sát chúng sinh, cứu độ những con người lâm vào đau khổ. Các Đức Phật trong mười phương cùng thọ ký cho Ngài, ban Phật hiệu "Biến Xuất Nhất Thế Công Đức Sơn Vương Như Lai".

Khi Phật giáo du nhập vào Trung Hoa, kết hợp với văn hóa tín ngưỡng bản địa, dần hình thành phái Đại Thừa. Hình tượng Quán Thế Âm Bồ Tát hóa thân đa dạng, từ hình nam nhân, hình nữ nhân, dạ xoa, phi nhân,.. đến hơn 500 loại khác. Trong đạo Nho, hình tượng "cha nghiêm mẹ từ" là cốt lõi của hình thái xã hội xưa. Vì Ngài tu hạnh từ bi, thường cứu khổ chúng sanh, gần với tình thương của mẫu nên hình ảnh biểu trưng trong dân gian là thân nữ giới.

Tại Việt Nam, tín ngưỡng Thờ Mẫu đã tồn tại và đồng hành cùng nền văn minh lúa nước từ rất sớm. Hình tượng Quan Âm Bồ Tát được gắn liền với một nhân vật Quan Âm Thị Kính, được lưu truyền phổ biến trong dân gian xưa qua nghệ thuật hát chèo, thơ và văn xuôi.

Mặc dù có rất nhiều giả thuyết về nguồn gốc của Ngài, nhưng Quán Thế Âm Bồ Tát chính là hiện thân của lòng từ bi, giải hóa đau khổ, cứu rỗi chúng sinh.

2.  Ý nghĩa của tượng Quan Thế Âm Bồ Tát trong thờ cúng tâm linh

Tượng Quan Thế Âm mang ý nghĩa của sự tình thương, lòng từ bi, sự thức tỉnh và giác ngộ. Ngài cũng là người mang nguồn sức mạnh tinh thần cao nhất trong Phật giáo. Ngài có vai trò như:

– Đấng cứu khổ, cứu nạn: Ngài luôn quan sát và lắng nghe chúng sinh trên thế gian, nếu anh đang đau khổ hoặc gặp khó khăn.

– Dẫn dắt con người hướng thiện: Ngài là đại diện của lòng từ bi, của tình thương vô bờ bến. Cho nên Ngài luôn muốn dẫn dắt con người thực hiện lòng từ bi, nhân hậu, làm nhiều tốt, điều thiện để tích đức và 

– Che chở, bảo vệ, phù hộ cho chúng sinh: Ngài có trí tuệ thông tạo, phong thái tự tạo, đã giác ngộ và không bị bất cứ thứ gì ràng buộc, chi phối. Ngài có khả năng làm chủ các pháp, đến đi vô trong Ta-bà để mang lại lợi ích, bảo vệ và phù hộ độ trì cho chúng sinh. Ngài cũng là vị Bồ Tát che trở cho những người phụ nữa sắp sinh nở, giúp họ bình an qua khỏi. Những ai cầu con, khó mang thai hay hiếm muộn Ngài có thể ban phước cho có con.

3. Những dịp nên cúng lễ Quan Thế Âm Bồ Tát

Các Phật tử, Tăng ni hoặc gia chủ thờ tại gia có thể cúng lễ vào những dịp đặc biệt của Ngài trong năm hoặc có thể cúng hàng tháng. Thông thường các ngôi chùa sẽ tổ chức lễ vía Quan Thế Âm Bồ Tát vào 3 ngày chính:

– 19/2 (AL): Lễ Giánh sanh

– 19/6 (AL): Lễ Thành đạo

– 19/9 (AL): Lễ Xuất gia

Khi cúng, các Phật tử hay gia chủ cần phải chuẩn bị đầy đủ mâm lễ, bài văn khấn và lòng thành của mình để Ngài có thể lắng nghe, đến để cứu trợ, bảo vệ và phù hộ độ trì.

4. Chuẩn bị mâm lễ cúng Quan Thế Âm Bồ Tát

Nên chọn mâm lễ chúng thuần chay, không cần quá cầu kỳ mà phù thuộc vào tài chính gia đình. Dưới đây là một mâm cúng lễ đơn giản mà ai cũng có thể tự chuẩn bị:

– Hương

– Hoa tươi

– Hoa quả tươi

– Bánh kẹo, phẩm oản

– Đĩa xôi chay

Đây là những món đồ cúng cơ bản nhất. Bên cạnh mâm cúng và bài khấn, các Phật tử, gia chủ cũng cần ăn mặc trang trọng, đơn giản, thành tâm hướng Phật để lễ cúng được diễn ra suôn sẻ.

5. Bài văn khấn lễ Quan Thế Âm Bồ Tát chuẩn

Vào những ngày cúng này, bài văn khấn lễ Quan Thế Âm Bồ Tát rất quan trọng, chỉ khi khấn đúng, khấn chuẩn, khấn một cách thành tâm nhất thì Ngài mới có thể lắng nghe và giúp đỡ. Bạn có thể tham khảo bài khấn chuẩn sau:

"Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương

Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quan Thế Âm Bồ Tát.

Con kính lạy Đức Viên Thông Giáo chủ thuỳ từ chứng giám.

Hôm nay là ngày ... tháng ... năm ...

Tín chủ con là: ……………………………………….

Ngụ tại: …………………………………………..

Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới toà sen hồng.

Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con, như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia đình bốn mùa được chữ bình an, tám tiết khang ninh thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, gia đạo hưng long, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước.

Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát! (3 lần, 3 lạy)."

Văn khấn Quan Thế Âm Bồ Tát

Ngoài ra, nếu gia chủ thỉnh tượng Bồ Tát Quan Âm về thờ tại nhà, chú ý không nên đặt chung bàn thờ Phật với bàn thờ gia tiên.

Bình luận

Top